Tượng quẻ Tụng

_____    
_____    
_____    
__ __    
_____    
__ __    

Thoán từ:

Tụng: Hữu phu, trất, dịch. Trung cát, chung hung. Lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.

Dịch: Kiện cáo vì mình tin thực mà bị oan ức (trất), sinh ra lo sợ (dịch). Nếu giữ đạo trung (note: đạo trung dung) (biện bạch được rồi thì thôi) thì tốt lành, nếu kiện cho đến cùng thì xấu.(note: chung trong chung cuộc, nghĩa là cuối cùng, tới tận cùng) Tìm được bậc đại nhân (công minh) mà nghe theo thì chỉ có lợi, nếu không thì như lội qua sông lớn (nguy), không có lợi. [2]

Quẻ này là trường hợp một người có lòng tin thực (hữu phu) mà bị oan ức, vu hãm, không có người xét rõ cho, cho nên lo sợ, phải đi kiện. Nếu người đó giữ đạo trung như hào 2 (đắc trung), nghĩa là minh oan được rồi thì thôi, thì sẽ tốt, nếu cứ đeo đuổi cho tới cùng, quyết thắng, không chịu thôi, thì sẽ xấu. [2]

Quẻ khuyên người đó nên đi tìm bậc đại nhân công minh (tức hào 5 - ứng với hào 2, vừa trung ,chính, vừa ở ngôi cao), mà nghe lời người đó thì có lợi; nếu không thì là tự mình tìm sự nguy hại, như lội qua sông lớn. [2]

Hào 1

Sơ lục: Bất vinh sở sự, tiểu hữu ngôn, chung cát.

Dịch: Hào 1 âm: đừng kéo dài (vụ kiện) làm gì, tuy bị trách một chút, nhưng sau được tốt [2]

Giảng: Hào 1, âm nhu ở dưới, được hào 4 cương kiện ở trên ứng viện, tức là có chỗ dựa; nhưng đừng nên ỷ thế sinh sự kéo dài vụ kiện; có bị trách một chút thì cũng thôi, kết quả được biện minh, thế là tốt [2]

Phàm các hào trong quẻ Tụng, hào ứng với nhau là cùng đứng một phe, như hào Tứ tiếp Sơ, thì Tứ là người đứng ra biện hộ cho Sơ. Có điều nên nhớ, là phải một Âm một Dương mới tiếp nhau được, bằng Dương ngộ Dương đó là không tiếp nhau, lại là tương địch là khác [3]

Hào 2

Cửu nhị: Bất khắc tụng, qui nhi bô. Kì ấp nhân tam bách hộ, vô sảnh.

Dịch: Hào 2, dương : không nên kiện, lui về mà tránh đi, ấp mình chỉ có ba trăm nóc nhà thôi (ý nói địa vị mình thấp, thế mình nhỏ), như vậy thì không bị họa. [2]

Hai hào 2 và 5 đều là dương cả, cho nên coi là địch nhau, đứng vào hai phe ở trong quẻ tụng (kiện cáo) [2]. Nhị thấy mình là phận dưới, không sao địch nổi với Ngũ, nên tránh đi là hay (qui nhi bô). Bởi vậy, Cửu Nhị sáng suốt, nhượng bộ, không tranh với Cửu Ngũ, dù sao Cửu Ngũ đang ở thế thượng (thượng Kiền) còn mình ở thế hạ phong (hạ Khảm). [3]

Hào 3

Lục tam: Thực cựu đức, trinh lệ,
Chung cát; hoặc tòng vương sự, vô thành.

Dịch: Hào 3 âm, Cứ (yên ổn) hưởng cái đức (ân trạch) cũ của mình (Chu Hi hiểu là giữ cái nếp cũ), ăn ở cho chính đáng mà thường để lòng lo sợ thì kết quả sẽ tốt; nếu phải đi theo làm với người trên (chữ vương ở đây trở người trên, không nhất định là vua), thì cũng đừng mong thành công. [2]

Hào 6 là dương cương lại là bề trên (ngôi cao), nên có khi lôi kéo 3 theo nó; trong trường hợp đó, 3 nên an phận thủ thường, cứ phục tùng 6, đừng mong thành công (chẳng hạn 6 muốn đứng ra kiện, kéo 3 theo thì 3 chỉ nên giúp 6 lấy lệ thôi, đừng ham lập công) [2]

Hào 4

Cửu tứ: Bất khắc tụng, phục tức mệnh, du, an trinh cát.

Dịch: Hào 4, dương : không thể kiện cáo được, trở lại theo thiên mệnh (lẽ chính đáng), đổi ý đi, ở yên theo điều chính thì tốt. [2]

Hào Cửu tứ tuy là người cương táo, giỏi giang, nhưng lại bất trung, bất chính, nên chính là hạng người ưa sinh sự. Nhưng muốn sinh sự, mà không sinh sự được với ai. Ngũ ở trên, thời là người quá quyền thế. Lục tam ở cạnh, thì lại là người khéo cư xử. Sơ Lục ở dưới, ứng với mình, cũng như là những người bề dưới mình, và cũng không dám tranh tụng với mình. Vì vậy Tứ bỏ ý định kiện tụng, mà vui lòng ăn ở theo đúng nghĩa lý. Như vậy mới hay [1]

Hào 5

Cửu ngũ: Tụng, nguyên cát.

Dịch: Hào 5 dương : xử kiện hay đi kiện, đều rất tốt.[2]

Giảng : Hào 5 này ở ngôi chí tôn, cương mà minh, trung và chính. Nếu là người xử kiện thì là bậc có đức, có tài (như Bao Công); nếu là người đi kiện thì gặp đựơc quan tòa có đức, có tài. Không gì tốt bằng.[2]

Hào 6

Thượng cửu: hoặc tích chi bàn đái, chung triêu, tam sỉ chi.

Dịch: hào trên cùng, dương : (kiện ) may mà được cái đai lớn (của quan chức) thì trong một buổi sáng sẽ bị cướp ba lần. [2] (Note: không hiểu ý nghĩa câu dịch lắm)

Giảng: Hào dương này ở trên cùng quẻ Tụng là kẻ rất thích kiện, kiện tới cùng. Nó ở ngôi 6 là bất chính, cho nên dù có may ra được kiện, thì chẳng bao lâu cũng sẽ mất hết [2]

Kết luận

Quẻ tụng này ý nghĩa các hào rất nhất trí, sáng sủa. Trước sau chỉ là răn người ta đừng ham tranh nhau kiện cáo: hào 3 không kiện với ai, tốt; hào 2 muốn kiện mà sau thôi không kiện, cũng tốt; hào 1 bị kiện thì nên nhường nhịn một chút, rốt cuộc sẽ tốt, duy có hào 6 bằng kiện tới cùng thì dù có thắng, cũng hóa xấu. Còn hào 5 diễn cái ý: có một Tòa án công minh thì phục cho dân biết bao. [2]

References

  1. Dịch Kinh đại toàn - Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê
  2. Kinh Dịch, đạo của người quân tử - Nguyễn Hiến Lê
  3. Dịch Kinh tưởng giải (Di cảo) - Thu Giang Nguyễn Duy Cần