50. [Triết] The art of not reading
Nietzsche và Schopenhauer là 2 nhà triết học nổi tiếng người Đức ở thế kỷ 19. Tư tưởng 2 ông hầu hết đều đối chọi nhau, ngoại trừ 1 việc: cả 2 đều phản đối việc đọc quá nhiều sách. Lưu ý, ở đây là đọc quá nhiều sách.
Ở thế kỷ 19, sách là phương tiện truyền tải kiến thức chủ yếu. Đến thế kỷ 21, ta có thêm nhiều phương tiện khác như social media, TV, podcast, … là phương tiện để hấp thụ kiến thức. Lợi ích của việc đọc sách thì ai cũng biết nhưng liệu đọc quá nhiều sách có tốt? Hãy xem thử quan điểm của Nietzsche và Schopenhauer về vấn đề này.
Schopenhauer: 6 quy tắc trong việc đọc sách
Quy tắc 1: Đừng đọc quá nhiều
Schopenhauer không quá nhiệt tình, cổ vũ việc đọc sách như nhiều youtuber, influencer ở thế kỷ 21.
Ông cho rằng, với những người đọc quá nhiều, có thể là cả ngày, khiến họ tự tái tạo lại bản thân mình bằng hành vi thiếu suy nghĩ trong khoảng thời gian đọc sách, coi tv. Khi điều này diễn ra đủ lâu, họ từ từ đánh mất khả năng tự suy nghĩ. Với những người đang học, việc đọc đã khiến họ trở nên ngu ngốc.
Quy tắc 2: Nghĩ về những gì đã đọc
Với việc đọc, ta chỉ hồi tưởng lại, lặp lại ý nghĩ của tác giả (Mặc dù có nhiều ý tưởng cần nỗ lực để hiểu). Tuy nhiên, việc tiếp nhận thông tin kiểu này làm mất đi khả năng suy nghĩ độc lập. Chúng ta để người khác suy nghĩ hộ ta. Để khắc phục việc này, Schopenhauer đề nghị hãy suy nghĩ chủ động về những gì bạn đã đọc.
Chỉ có việc tự reflection (tự hồi tưởng, tự ngẫm nghĩ lại những gì đã đọc) mới có thể chuyển hóa những gì đã đọc. Nếu chỉ đọc mà không nghĩ về nó sau đó, những gì đã đọc không cắm rễ vào trong đầu, phần lớn nội dung sẽ bị lãng quên.
Việc này giống như ăn uống. Thức ăn chứa năng lượng. Để năng lượng này thuộc về ta, sau khi ăn, ta cần phải tiêu hóa nó, nếu không, sẽ gây hại cho cơ thể. Tương tự với trí óc, nếu tiếp thu quá nhiều thông tin mà không “tiêu hóa” hết lượng tin tức này, sẽ gây hại cho trí óc ta.
Quy tắc 3: Tập trung vào các tác phẩm kinh điển
Thời gian mỗi người có thể sống là hữu hạn. Và có hàng triệu quyển sách được in mỗi năm. Có một vài loại sách đã tồn tại sau khi trải qua thử thách của thời gian. Schopenhauer khuyên ta nên đọc những loại sách này. Tư tưởng của những vị này trỗi vượt hơn hầu hết mọi người trên thế giới, vào mọi thời đại, và nó mang tính giáo dục cao.
Dưới sự thử thách của thời gian, trào lưu đến rồi đi, chỉ những gì tinh túy và quan trọng nhất mới được giữ lại.
Quy tắc 4: Đọc bản gốc
Nên đọc những cuốn sách bản gốc, chính tác giả viết, hơn là những sách viết về cuốn sách gốc.
Đọc bản gốc, ta tiếp cận trực tiếp với suy nghĩ của tác giả. Đọc bản thứ cấp, ta tiếp cận đến suy nghĩ của tác giả, thông qua góc nhìn của 1 tác giả khác.
Mặc dù việc đọc bản gốc là khó khăn, do cách dùng từ, ngôn ngữ, văn phong, văn hóa mỗi thời mỗi khác. Tuy nhiên, nên tiếp cận những cuốn sát với bản gốc nhất.
Quy tắc 5: Sách hay nên đọc 2 lần
Những cuốn quan trọng nên đọc 2 lần. Đôi khi, biết đoạn kết mới hiểu rõ ràng những gì viết ở đoạn đầu. Vả lại, khi đọc lần 2, sẽ có cái nhìn và ấn tượng khác so với lần đầu.
Quy tắc 6: Những cuốn sách tệ là độc dược
“Bad books are intellectual poison, they destroy the mind” - Schopenhauer
Những cuốn sách tệ là thuốc độ của suy nghĩ, chúng phá hiểu tư duy của ta.
Làm sao để biết sách tệ hay không? Bằng cách xem xem chúng vượt qua sự thử thách của thời gian như thế nào.
Schopenhauer phàn nàn về thị hiếu đọc sách của công chúng thời ông, thế kỷ 19. Chỉ thích thú với những sách được xuất bản trong năm. Cách mà họ đọc, chỉ để có điều gì đó để tán gẫu, chứ không phải giáo dục suy nghĩ của họ (eduate their mind). Đây là lý do khiến 2 nhà triết học lỗi lạc thời đó đăng đàn, cảnh báo về tác hại của việc đọc quá nhiều.
Tôi đang thắc mắc nếu ông sống ở thời đại thông tin như hiện nay, không biết ông sẽ nghĩ ra sao ?
Nietzsche
Nietzsche cho rằng, việc đọc quá nhiều sách thì liên quan tới việc overstimulation (kích thích quá mức, ko biết dịch sao @@). Dẫn đến bạn phụ thuộc vào tư tưởng trong sách để xây dựng nên tư tưởng cho riêng mình. Họ trở thành reactive reader, hơn là proactive reader.
Reactive reader thì phản ứng với những ý tưởng đã có sẵn, trả lời “yes” hoặc “no”, hoặc cụ thể hơn, họ đóng vai trò là người phê bình. Họ dần mất đi khả năng tự suy nghĩ, sáng tạo độc lập.
Proactive reader thì tự xây dựng hệ thống các ý tưởng của họ (original though)
Nietzsche cho rằng những ý tưởng hay nhất của ông ko đến từ việc ngồi đọc sách trong phòng, mà là từ những buổi đi dạo, hiking trong thế giới tự nhiên.
Cả Nietzsche và Schopenhauer đều tin rằng, việc hoạt động thể chất đều đặn là cực kỳ quan trọng trong việc sáng tạo. Cả 2 đều ưa thích các hoạt động đi bộ, leo núi và đây các hoạt động ngoài trời.
Có lần tôi vào bảo tàng nghệ thuật Ireland để xem, để ý thấy những bức vẽ để đời của các danh họa xưa, thường được vẽ khi họ đang ở ẩn tại các ngôi làng, có phong cảnh đẹp. Có lẽ, yếu tố kết nối với tự nhiên cũng quan trọng ko kém việc hoạt động thể chất.
Kết luận
Nguy hiểm của việc đọc quá nhiều, là nó làm mất dần đi việc tự suy nghĩ của bộ não. Ta chỉ cố gắng tiếp thu những kiến thức đã có, và phụ thuộc vào nó.
Điều này cũng tương tự nếu ta coi phim, nghe nhạc, podcast, tictok, … mất kiểm soát. Ta cũng tiếp thu những thông tin này mà không cần phải nghĩ quá nhiều.
Hệ quả là, ta mất đi khả năng suy nghĩ độc lập. Nguy hiểm hơn, là điều này diễn ra 1 cách từ từ, thầm lặng.
Referene: