Nay đọc đến chương này, tự nhiên lại liên hệ đến vài chuyện nên muốn viết ra.

Dịch nghĩa và bình giải của ông Ngyễn Văn Thọ

Trước hết, hãy đến với bản dịch xuôi và 1 phần lời bình của ông Nguyễn Văn Thọ (Link: https://nhantu.net/TonGiao/DaoDucKinh/DDK74.htm)

Dịch xuôi:

  1. Khi dân không sợ chết, làm sao lấy cái chết làm cho họ sợ được. Nếu khiến dân sợ chết, mà bắt kẻ phạm pháp giết đi, thì còn ai dám phạm pháp nữa.

  2. Thường có đấng Tư sát, có quyền giết người. Nay ta lại thay Ngài mà giết, thì có khác nào muốn đẽo gỗ thay thợ mộc đâu? Muốn thay thợ mà đẽo gỗ, khó mà thoát bị thương tật.

Lời bình:

Tóm tắt lại, có 1 câu chuyện kể về Chu Nguyên Chương thời mới lập quốc. Dân chúng mới trải qua nhiều cuộc chiến liên miên nên mang tâm lý không sợ chết. Lúc này, nhà Minh áp dụng những điều luật khắt khe, một ngày chém tới 10 người, nhưng đến chiều, lại có hàng trăm người phạm tội. Đau đầu tìm cách giải quyết. Tình cờ 1 ngày, nhà vua đọc đến câu “Khi dân không còn sợ chết, thì dọa giết dân có ăn thua gì?”, ông liền không cho chém nữa, chỉ bắt đi tù. 1 năm sau, tỉ lệ tôi phạm giảm hẳn.

Trích:

Stanilas Julien bình giải chương này đại khái như sau.

Nếu chính quyền mà tàn bạo, nhũng nhiễu dân, dân sẽ hết muốn sống. Lúc ấy đem cái chết dọa dân mà có ích gì.

Nhược bằng chính quyền hẳn hoi (đàng hoàng), dân chúng sẽ được nhờ cậy, được sung sướng. Lúc ấy họ sẽ sợ chết.

Trong trường hợp ấy, nếu có những kẻ bất lương phạm pháp, ta bắt đem giết đi, để làm gương cho kẻ khác, chắc dân sẽ sợ không dám bắt chước kẻ ác làm càn nữa.

Áp dụng vào đời sống

Với một con người, thiên tính ham sống sợ chết là điều hết sức tự nhiên. Tuy nhiên, ở chương này và đã được lịch sử chứng minh, khi hình phạt quá hà khắc, thì người dân không còn sợ chết nữa. Và lúc đó, hình phạt hà khắc không còn tác dụng ngăn cản tội ác nữa.

Về khía cạnh lịch sử, có thể kể đến Hán Cao Tổ Lưu Bang, ông khởi nghĩa chống Tần cũng chỉ vì giao quân muộn, chắc chắn bị chém, nên mới làm liều nổi dậy. Cũng chính ông chấm dứt triều đại nhà Tần. Cuối cùng, vì luật pháp quá khắc nghiệt, đã khiến nhà Tần sụp đổ.

Ở đây, có thể thấy 1 quy luật: Muốn dùng thứ gì đó để đe dọa 1 người, trước hết người đấy phải sợ thứ đó đã. Nếu không còn sợ nữa, thì sự đe dọa mất tác dụng.

Việc đánh con cái khi không chịu học

Thử áp dụng vào trường hợp đánh con cái khi nó không chịu học của một số bậc cha mẹ. Giả sử rằng, từ ban đầu, đứa trẻ nào cũng sợ bị ăn đòn. Nói thật là tôi hiếm thấy đứa nào không sợ ăn đòn từ lúc ban đầu.

Khi con trẻ sợ bị vọt mông, thì nó là một công cụ hữu hiệu để sửa dạy nó, khiến nó không dám đi chơi lêu lổng hay không học bài. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, đánh đập nó liên tục, dù đã nó cố gắng học nhưng ko được điểm cao, nó cảm thấy rằng dù cố gắng thế nào cũng sẽ bị ăn roi, và dần dần, nó ko sợ nữa. Lúc này, đòn roi đã không còn tác dụng.

Trường hợp này có thể thấy nhiều. Ít nhất là tôi đã gặp vài phụ huynh, nói rằng họ giáo dục con rất nghiêm khác, đánh đòn cũng nhiều mà không hiểu tại sao con nó không nghe lời, không sợ. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ: ừ thì chắc đánh nhiều quá nên nó chai, không sợ nữa. Nhưng nay đọc Đạo đức kinh chương 74, hiểu ra được nhiều điều.

Trong tình cảm, việc liên tục dọa chia tay

Tôi nghĩ, quy luật này cũng có thể áp dụng trong tình cảm. Khi bạn yêu một ai đó, bạn sẽ sợ mất họ. Và chuyện dọa chia tay là một chiêu thao túng hữu hiệu để người khác điều khiển mình. Tuy nhiên, cái gì quá nhiều cũng không tốt. Nếu đến một ngày đối phương cảm thấy mệt mỏi, không muốn tiếp tục mối quan hệ nữa thì việc dọa dẫm này mất đi hiệu lực trước đây của nó. Có lẽ lúc này, bạn sẽ ngạc nhiên vì sao chiêu dùng bấy lâu nay hiệu quả, nay lại mất tác dụng. =)))

Tóm lại, nên vận dụng các biện pháp mạnh đúng lúc và không nên lạm dụng, vì nó sẽ mất tác dụng. Có khi, nó còn quay ngược cắn trả lại bạn. Hãy cẩn thận. =)))