4. World Cup và những suy nghĩ lung tung
Tôi nghe nhiều người nói về việc win-win situation (đôi bên cùng có lợi). Nghe hay và nếu thực hiện được, rất tuyệt vời. Tuy nhiên, trong thực tế, ko phải lúc nào hoàn cảnh cũng cho phép ta thực hiện tư tưởng win-win. Trong nhiều trường hợp, việc 1 bên chiến thắng , đồng nghĩa với việc tước đi cơ hội của bên còn lại.
Lấy 1 vài ví dụ.
- Khi còn nhỏ, đăng ký thi vào cấp 3, đại học. Lượng người đăng ký luôn cao hơn so với nhu cầu tuyển sinh. Nếu may mắn thi đậu lớp đấy, đồng nghĩa với việc 1 người khác bị đẩy ra. Lúc này ta có buồn vì cướp đi cơ hội của người khác không? Với tôi là ko rồi đấy. Nhận tin đậu đại học, vui bỏ mẹ =))))).
- Hay khi nộp đơn xin việc cũng thế, việc thành công ứng tuyển cũng đồng nghĩa cướp đi cơ hội của người khác.
- Hay rõ hơn là trong mùa World Cup này, tất nhiên là phải có đội vào vòng trong, đội xách vali về nước. Người vui, kẻ buồn. Đấy là thực tế. Win-win không thể xảy ra trong hoàn cảnh này.
- Việc này cũng áp dụng luôn cho tình yêu, nhiều thằng cùng tán 1 em. Và thường thì chỉ có 1 thằng thành công. Điều này cũng hoàn toàn bình thường.
Chốt lại, có nhiều trường hợp, win-win ko thể xảy ra. Vì thế, hãy cứ chơi theo luật. Nếu thành công, hãy hưởng thành quả đó. Còn nếu thất bại, cũng đừng oán trách cuộc đời. Giống như 1 câu hát trong bài “The winner takes it all” của nhóm ABBA: Rules must be obeyed.
Để xác định khi nào nên dùng win-win, khi nào không. Có thể tham khảo hình sau.
References: