Lợi ích của việc học thêm điều mới thì đã có rất nhiều người nói, tuy nhiên, nói đến mặt trái của việc nghiện học hành thì rất hiếm (theo quan sát chủ quan của tôi). Vẫn theo nguyên tắc “Vật cực tất phản” của Lão Tử, bài này tổng hợp lại một số khía cạnh xấu mà việc nghiện học hành mang lại. Nội dung chính đến từ 1 clip từ youtube tên “Learning Addiction Keeps Programmers in Chains” [1]. Để tránh việc sa đà vào cái bẫy học hành, ta có thể nhớ rõ 3 điểm cốt yếu:

  • Thời gian, năng lượng của mỗi người là hữu hạn.
  • Do đó, phải có sự ưu tiên, phân bổ nguồn lực hợp lý. Cái gì trước, cái gì sau
  • Tuân theo nguyên tắc “Giỏi, khá, khá, khá”, nhằm master 1 chuyên ngành (học sâu), rồi sau đó mở rộng ra những chuyên ngành liên quan (học rộng). Theo hướng này, ta có thể giảm thiểu việc học những thứ không thực sự cần thiết với công việc và cuộc sống.

1. Sự nguy hại của việc nghiện học hành

1.1 Một dạng của sự trì hoãn

Dùng việc học 1 công nghệ mới làm lý do “trì hoãn” cho việc đáng ra bạn phải thực hiện.

Đại ý bạn đang làm 1 công việc giang dở, quan trọng và gặp 1 task khó thực hiện. Thay vì tập trung năng lượng để giải quyết vấn đề hiện tại này, với các công cụ hiện tại, bạn đi học 1 công cụ mới để xử lý task khó đó. Đôi lúc công cụ cũ và mới không tương thích với nhau, bạn cần migrate toàn bộ project sang công cụ mới. Rốt cuộc thì project/task ko hoàn thành được.

Nên nhớ, ưu tiên hàng đầu vẫn là giải quyết vấn đề và hoàn thành project.

1.2 Sunk cost

Chi phí chìm là những khoản đầu tư tiền bạc và thời gian không thể thu hồi lại bởi những quyết định sai lầm của doanh nghiệp/ chủ đầu tư trong quá khứ.

Chúng ta tự thuyết phục rằng phải học new framework, new technology, pattern vì có thể sử dụng trong tương lai. Tuy nhiên, job hiện tại không thực sự dùng tới nó. Và có thể cũng sẽ không dùng tới trong tương lai gần. Đây là 1 loại chi phí chìm. Ta đầu tư nhiều thời gian, công sức, tiền bạc vào những kiến thức không sử dụng.

Với những người nghiện học hành, việc này dễ mắc phải.

1.3 Declining Value

Những gì bạn học, giá trị của nó suy giảm theo thời gian

Những giá trị mà kiến thức mang lại suy giảm theo thời gian. Thử nghĩ, nếu skills set của chúng ta không thay đổi, thì 5 - 10 năm nữa, giá trị của chúng ta trên thị trường việc làm sẽ như thế nào? Liệu có thể cạnh tranh với lớp trẻ tại thời điểm đó?

Ví dụ, công nghệ Visual Basic được sử dụng nhiều vào những năm 1990, nhưng hiện tại, rất hiếm hoặc không có ai sử dụng nó.

Tôi nghĩ đều này cũng đúng cho những ngành khác.

1.4 Social avoidance

Sử dụng việc học làm cớ cho việc xa lánh xã hội.

Giả sử bạn đã có 1 nền tảng về technical, sẽ dễ dàng trong việc học 1 ngôn ngữ lập trình mới, 1 framework mới hơn là việc học cách thuyết phục người khác tốt hơn, hay việc giao tiếp với người non-technical tốt hơn. Có rất nhiều thứ phải học ngoài technical nhằm gia tăng giá trị thị trường (market value) của bạn. Nếu bạn từ chối học những điều này, bạn tự đặt ra giới hạn về sự phát triển của bạn

Điểm tai hại nhất của việc học 1 ngôn ngữ hay framework mới, là làm cho ta cảm thấy ta đã hoàn thành 1 cái gì đó, học một cái gì đó, keep up với công nghệ trong khi lảng tránh/ trì hoãn những điều quan trọng hợn để gia tăng giá trị bản thân. Ta tự lừa dối mình một cách vô thức.

1.5 Work/life imbalance

Mất cân bằng trong công việc và cuộc sống

Cần dành thời gian để duy trì các mối quan hệ gia đình, xã hội.

2. Dấu hiệu để nhận biết khi việc học ở thành “bẫy”

  • Tự đánh lừa bản thân rằng dự án cần công nghệ mới
  • Tự đánh lừa bản thân rằng bạn phải học để có job mới.
    • Nếu bạn stick với 1 framework trong 1 thời gian dài, có lẽ bạn cần học framework mới để tăng market value
    • Đôi khi, điều cần và hiệu quả hơn cho việc kiếm việc mới lại là học hacker rank, leetcode, networking
  • Vì sự phổ biến trên mạng != value for your career
    • quyết định dựa trên số đông không hẳn là 1 quyết định khôn ngoan.
  • FOMO: phải làm, phải học nếu không muốn bị bỏ lại phía sau
  • Challenge hiện tại có vẻ dễ giải quyết bằng công nghệ mới.
    • vd 1 người sử dụng Java từ 2-3 năm, rồi chuyển sang Go 2-3 năm, rồi sang công nghệ khác => ko chuyên sâu về một tech stack cụ thể
    • Solution: cố gắng tìm cách giải quyết với tech stack hiện tại. Những stack lâu đời và được sử dụng rộng rãi như Java, Spring boot, thường thì sẽ có giải pháp.

Referenes:

  1. Learning Addiction Keeps Programmers in Chains