Bài này chủ yếu sẽ dịch một phần từ bài viết Pension crisis - wikipedia, nói về tình trạng khủng hoảng lương hưu trên toàn cầu.

Khủng hoảng lương hưu (pensions crisis hoặc pensions timebomb) là sự dự đoán về tình trạng khó khăn khi chi trả lương cho nhân viên chính phủ hoặc công ty sau khi họ về hưu ở nhiều quốc gia.

Theo như tôi hiểu, khó khăn nền tảng của các quỹ lương hưu là việc phải duy trì sự ổn định lâu hơn so với tầm nhìn hoạch định chính trị.

Các thay đổi quan trọng trong cơ cấu dân số gây ra:

  • Tỉ lệ người lao động / người nghỉ hưu thấp đi. Vd, với các nước OECD, tỉ lệ người lao động/ người nghỉ hưu năm 1950 là 7.2. Năm 1980, xuống còn 5.1, năm 2010 là 4.1 và dự đoán còn 2.1 vào năm 2050. Tỉ lệ này còn thấp hơn ở châu Âu với 3.5 vào 2010 và 1.8 vào 2050
  • Người nghỉ hưu sống lâu hơn, làm gia tăng số lượng người nhận lương hưu
  • Tỉ lệ sinh thấp, làm giảm số lượng người làm việc. (Note: tỉ lệ sinh thấp phổ biến ở những nước mà đời sống của người dân được nâng cao, kèm theo đó là sự canh tranh khốc liệt ở các thành phố lớn. Tôi nghĩ đây là xu thế chung. )

Mặc dù nhiều nước trên thế giới buộc phải cung cấp các dịch vụ công cho công dân của họ, nhưng quỹ/nguồn lực dành cho các chương trình này thường bị thiếu hụt, nhất là sau cuộc khủng hoảng 2008.

Ý tưởng cải cách có thể chia thành 3 loại chính:

  • Giải quyết vấn đề tỉ lệ người làm việc-người nghỉ hưu bằng việc gia tăng tuổi nghỉ hưu và thay đổi chính sách việc làm và nhập cư. Theo tôi người nhập cư rồi cũng già và cũng sẽ nằm trong thành phần nhận lương hưu, cho nên việc này chỉ giúp trì hoãn quả bom nổ chậm. Hy vọng tỉ lệ sinh của người nhập cư sẽ cao hơn nước sở tại, để bù trừ cho nhau.
  • Giảm nghĩa vụ (note: của công ty, nhà nước, quỹ lương hưu) bằng việc chuyển dịch từ loại hình lương hưu cố định (defined benefit pension type) (note: tức là mỗi tháng được lượng tiền cố định cho tới khi qua đời) sang loại hình lương hưu đóng góp (defined contribution pension types) (note: nhân viên và công ty đóng góp cùng nhau, và lương hưu nhận được tùy theo việc đóng góp trước đó). Giảm lượng tiền phải trả trong tương lai bằng 1 số cách như thay đổi công thức xác định mức độ lợi ích
  • Gia tăng vốn cho quỹ lương hưu bằng việc gia tăng mức độ đóng góp và tăng thuế.

Note: Các đoạn trên đây là phần dịch từ wiki [1]

Tuy nhiên, hiện nay chưa có giải pháp triệt để nào cho vấn đề khủng hoảng lương hưu. Có thể là nó quá lớn và khó để giải quyết.

Việc tăng tuổi hưu hay thay đổi các chính sách không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Các cuộc biểu tình ở Pháp gần đây là do việc đề xuất tăng tuổi hưu từ 62 - 64. Đây là giọt nước tràn ly châm ngòi cho cuộc biểu tình này [2].

Vì hệ thống lương hưu hiện nay đang có vấn đề, vậy nên, tốt hơn là không nên đặt toàn bộ tương lai tuổi già vào hệ thống này. Như chúng ta đã thấy, việc thay đổi các quy định diễn ra theo cách mà ta không kiểm soát được. Ta không biết đến khi ta nghỉ hưu sẽ có chính sách gì.

Vậy nên, tối hơn là nên tìm thêm các kế hoạch dự phòng khác.

Referene:

  1. Pensions crisis - Wiki
  2. Biểu tình chống tăng tuổi hưu rung chuyển nước Pháp