Khái niệm

Schadenfreude là một từ gốc tiếng Đức, được dùng để chỉ về một trải nghiệm cảm xúc mà ta cảm thấy hạnh phúc, thỏa mãn khi nhìn thấy bất hạnh của người khác.

Đặc tính

Các nhà tâm lý chia schadenfreude thành nhiều dạng khác nhau dựa trên ngữ cảnh và động lực. Họ có thể chia nó thành 3 dạng như sau: justice (công lý), rivalry (sự cạnh tranh), and aggression (sự sâm lược)

  • Công lý: Ta cảm thấy vui thích khi quan sát thấy một người bị trừng phạt tương ứng với tội lỗi của họ. Điều này xảy ra vì ta cảm thấy rằng sự công bằng được khôi phục, những tội lỗi trước đấy chưa bị trả giá, thì nay bị.
  • Sự canh tranh: Ta cảm thấy vui khi so sánh mình với một người đang bị chịu những sự kiện tiêu cực, thất bại. Ta cảm giác mình có giá trị hơn, ưu việt hơn. Lúc này, định danh cá nhân đã cao hơn định danh của 1 nhóm hoặc một cộng đồng. Cái tôi được thể hiện
  • Sự xâm lược: Ta cảm thấy vui khi một người ngoài nhóm/cộng đồng, ví dụ như đội bóng đối thủ hoặc đảng chính trị đối lập, phải chịu những sự kiện xấu. Ta cảm thấy nhóm của ta tốt hơn nhóm đối thủ

Thông thường, schadenfreude xuất hiện khi vắng bóng lòng trắc ẩn. Mức độ của nó với mỗi người là khác nhau. Có vài nghiên cứu chỉ ra rằng, schadenfreude thường xảy ra với những người có lòng tự trọng thấp. Nó giúp họ tạo ra 1 cảm xúc, cho rằng mình vượt trội hơn những người thất bại kia, từ đó đánh giá cao giá trị bản thân của mình hơn thực tế. Đáng tiếc đây chỉ là những gì họ nghĩ.

Vai trò của mạng xã hội

Những hành vi schadenfreude trên mạng đã được ghi nhận. Những người có lòng tự trọng thấp dùng hàng giờ liền để tìm kiếm những story, bài viết về sự thất bại của người khác.

Khả năng xác nhận người cùng phe và khác phe một cách nhanh chóng thông qua các tín hiệu trên mạng xã hội (profile, những bài post, like, share, ..) được cho là nền tảng làm gia tăng xu hướng schadenfreude, đặc biệt là với những bài viết không cùng phe với mình (Có thể đến từ phe đối lập hoặc trung lập). Chúng ta cần phải cẩn trọng xem xét sự đánh giá này có chính xác hay không, hay hời hợi với một vài dữ liệu trên trang các nhân.

Thêm nữa, với sự giúp sức của các thuật toán, việc chia phe này càng lúc càng nghiêm trọng. Đã có 1 thí nghiệm về tác động của thuật toán tới việc đề xuất nội dung cho người dùng [4]. Nếu coi trung lập là điểm 0 trên trục số, thì các thuật toán sẽ đề xuất những nội dung đi về hướng cực âm hoặc cực dướng. Có thể sẽ dẫn tới trường hợp buộc phải chọn phe, nếu trung lập, bạn sẽ là kẻ thù của cả hai phe.

Một số ví dụ

Trong bóng đá, nếu thấy cầu thủ của đội bạn bị chấn thương, nếu là cầu thủ trụ cột, thì fan hâm mộ đội nhà có thể cảm thấy vui mừng

Trong chính trị, cảm thấy vui khi ứng cử viên đảng đối lập bị vấn đề như tai nạn hay bênh hoạn.

Một số ví dụ khác có thể xem ở [3], video của Hội Đồng Cừu.

Kết

Schadenfreude mô tả 1 dạng cảm xúc mà tôi cho ra không lành mạnh, vui trên nỗi đau của người khác. Một vài tôn giáo thì đưa ra khái niệm vui với niềm vui của người khác, buồn với nỗi buồn của người khác. Tôi không phản đối gì vụ này. Như cảm thấy điều này khó quá, tôi chọn một mức độ thấp hơn, giữ thái độ của mình trung tính. Tôi không biết mọi người thế nào chứ thấy thứ mình trân trọng, nỗ lực nhiều bị đoạt ngay trước mắt, rồi còn vui cho người ta, tôi không làm được rồi đó. :) Có chăng, nếu điều ấy diễn ra một cách tự nhiên, chấp nhận sự thật vẫn nằm trong khả năng cho phép. Hiện giờ là vậy.

Cần phải nói thêm rằng, tôi không cho rằng nên triệt tiêu hoàn toàn đặc tính Schadenfreude này, bởi có thể phản tác dụng. Cái cần là nên giữ nó nhỏ nhất có thể, kiểm soát nó, không cho nó môi trường thích hợp để phát triển.

References:

  1. Schadenfreude - https://en.wikipedia.org/wiki/Schadenfreude
  2. Schadenfreude - https://www.britannica.com/topic/schadenfreude
  3. Itaewon và khái niệm Schadenfreude - https://youtu.be/NQbyGGB-Z6w?t=864
  4. Cách Facebook đẩy người Mỹ xuống miệng hố chia rẽ - https://vnexpress.net/cach-facebook-day-nguoi-my-xuong-mieng-ho-chia-re-4377436.html