53. [Hieu Nguyen] Tự do tài chính cho người lãnh lương
Bài này tổng hợp từ loạt podcast về tự do tài chính cho người đi làm lãnh lương của anh Hiếu Nguyễn.
Tập 96: Làm công ăn lương và tự do tài chính [1]
Các công thức chung của xã hội hướng ta đến sự ổn định. Quá trình học phổ thông -> đại học -> việc ổn định khi đi làm. Nhưng liệu công việc mà ta nghĩ là ổn định, có thực sự ổn định?
1. Sự ổn định giả tạo
Tại sao việc làm thuê không ổn định? Trong điều kiện nền kinh tế bình thường, nhân viên văn phòng, công nhân có việc đều đặn. Nhưng nếu nền kinh tế đi xuống, ta sẽ đối mặt với nguy cơ bị sa thải. Khi đi làm thuê, quyền sinh sát không nằm trực tiếp ở sự năng lực hay cố gắng của chúng ta, mà nằm ở tay những người quản lý công ty.
(Note: Minh chứng rõ nhất là việc ra sải hàng loạt bên ngành IT vào khoảng 2022-2023, mặc dù ngành này rất được săn đón những năm trước. Kể cả những nhân viên giỏi từ Google, Facebook cũng không tránh khỏi bị sa thải.)
2. Ổn định thật sự là gì?
Theo cá nhân anh Hiếu, đó là đích đến của sự tự do tài chính, khi không còn phải lo cơm áo gạo tiền.
Tài chính là chi phối rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Tiếc là người Việt tiếp cận vấn đề tiền bạc khá lệch lạc. Vd trong các truyện cổ tích, người giàu, phú ông thường là người xấu. Có cái nhìn hằn học về người giàu.
Nhưng ông bà cũng có câu: Nghèo sinh ra hèn. Khi nghèo, nó sẽ bó buộc ta trong suy nghĩ và hành động. Ép ta đi làm những việc mà ta không muốn. Vd: đi cám cưới bạn bè, lì xì cho con cháu, mua đồ mình thích, đau ốm bệnh tật, …
3. Phiên bản TDTC (tự do tài chính) rút gọn
Không đủ an toàn như bản gốc nhưng nó cũng đã trả lại cho ta rất nhiều tự do. Thay vì phải xây dựng số tiền bằng 25 lần mức chi tiêu tối thiểu hằng năm, ta thiết lập 1 “cỗ máy in tiền” sao cho số tiền đạt được lớn hơn hoặc bằng mức chi tiêu tối thiểu hàng tháng. Mốc này gọi là Tự chủ tài chính.
Ở mốc này, ta đã có nguồn thu nhập thụ động tương ứng cho chi phí sinh hoạt hàng tháng. Ví dụ nhu cầu của ta là 30 triệu/tháng, nếu ta có ngôi nhà cho thuê 15tr/tháng, cổ tức 5tr/tháng và 10tr từ tiền gửi tiết kiệm, thì ta đã đạt được mốc Tự chủ tài chính.
Tuy nhiên, rủi ro là vẫn có với các nguồn thu nhập thụ động này. Chẳng hạn lãi suất ngân hàng giảm, chứng khoán không trả cổ tức hoặc nhà không cho thuê được. Nhưng tựu chung, xác xuất vẫn thấp. Vậy nên, khi đạt được mốc này, đừng dừng lại, mà hãy đi đến cuối hành trình.
4. Nhắn gửi
Đừng xem việc làm công ăn lương là đích đến. Và nó cũng không phải là con đường hiệu quả dẫn ta đến mục tiêu ta mong muốn.
Tuy nhiên, vẫn nên bắt đầu sự nghiệp bằng việc làm công ăn lương, bởi nó là an toàn và hiệu quả. Nhưng đừng xem nó là điểm kết thúc.
Tập 97: Những sự thật hiển nhiên về tiền [2]
Tập này sẽ nói về những sự thật hiển nhiên, áp dụng cho đại đa số chúng ta.
1. Muốn có vốn thì phải tích lũy
Trừ một số nhóm nhỏ, được thừa kế tài sản, đại đa số chúng ta đều bắt đầu từ con số 0. Từ mức không có gì, tới mức có cái gì đó, thì ta buộc phải tích lũy.
Vốn rất quan trọng trong việc gia tăng tài sản. Khi đầu tư chứng khoản, với nguồn vốn lớn, ta có thể chọn các kênh đầu tư an toàn, lợi nhuận thấp nhưng giá trị nhận được không hề thấp.
Ví dụ:
- Vốn nhỏ: Có 10tr, lợi nhuận 100%, rủi ro cao ==> sau 1 năm, nhận được 10tr + 10tr = 20tr
- Vốn to: Có 1 tỉ, lợi nhuận 10%, rủi ro thấp ==> sau 1 năm nhận được 1 tỉ + 100tr = 1,1 tỉ.
2. Tăng thu và giảm chi để tích lũy
Giảm chi: xem lại ở bài về tự cho tài chính. Ý chính là sẽ lập bảng chi tiêu và loại bỏ những khoản chi không cần thiết
Ở giai đoạn chưa có vốn, chưa có có thu nhập chủ động, muốn tăng thu thì buộc ta phải lao động nhiều hơn. Vậy, làm sao để tăng thu nhập?
Ở tập 57 [3], Làm sao để tăng thu nhập có đề cập, gốc rễ của thu nhập là việc trao đổi giá trị ta làm ra để đổi lấy tiền. Hãy xem thử 1 số cách phổ biến:
- Đổi sức lao động để tạo ra giá trị. Tuy nhiên, sức lao động là tài nguyên có giới hạn. Ví dụ: công nhân bốc vác. Có 1 mức giới hạn về sức khỏe mà ta không vượt qua được. Để thoát khỏi giới hạn này, ta cần dùng tới đòn bẩy, đấy là kỹ năng và chất xám.
- Kỹ năng/chất xám: trao dồi, nâng cao kỹ năng. Mục tiêu tạo ra nhiều giá trị hơn. Trước nay, ta thường nghe nói nghề nào cũng đáng quý, không nghề nào quý hơn nghề nào. Điều này là đúng. Tuy nhiên, nhìn về góc độ thuần kinh tế, có nhiều công việc tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn những việc khác. Ví dụ tác giả có 2 niềm đam mê lớn là công nghệ và nhiếp ảnh. Tác giả chọn việc chính là về công nghệ, một lý do lớn là yếu tố kinh tế.
- Giới hạn về thời gian: dù đã chuyển sang lao động chất xám, làm ở các việc trí cao, thì thời gian của ta vẫn có giới hạn. Để vượt qua trần này, có 2 cách.
- Cách 1: Chuyển thù lao của mình từ một mức lương cố định sang việc dựa vào mức giá trị mà mà bản thân có thể mang lại.
- Cách 2: Thu nhập thụ động: Giải phóng ta khỏi sức lao động và thời gian. Ta có thể dành thời gian đó đi xây dựng những nguồn thu nhập thụ động mới.
3. 10% cho 10 tr # 10% cho 1 tỉ
10% cho 10tr => 1tr/năm và chưa tới 100k/tháng => không có ảnh hưởng đến cuộc sống
10% cho 1 tỉ => 100tr/năm => gần 10tr/tháng => giảm tải cho các chi phí sinh hoạt hằng tháng ==> tạo đà giúp ta tích lũy + tái đầu tư nhiều hơn.
Để đầu tư bất gì cái gì, ta phải có 1 khoản vốn đủ lớn. Mốc đề nghị là 1 tỉ.
4. Lợi nhuận càng nhiều, rủi ro càng lớn
Kịch bản tệ: Tích lũy được vài chục triệu, đặt mình vào vị trí đi đầu tư ở những chỗ có rủi ro cao, để đổi lấy xác xuất nhỏ có thể thắng lớn ==> sau vài lần thua, hết vốn.
Đáng ra, giai đoạn này nên bảo toàn và gia tăng vốn. Khi vốn đủ lớn, chọn những kênh an toàn, không cần thắng lớn.
Những nguyên tắc quan trọng
Warren Buffet: “Có 2 nguyên tắc quan trọng trong đầu tư: 1 là không được để mất tiền. 2 là không bao giờ quên nguyên tắc 1”
Warren Buffet: “Tôi không cố nhảy qua vách tường cao 2m. Thay vì vậy, tôi sẽ tìm những vạch 30cm để bước qua nhẹ nhàng”. Vách cao 2m chỉ những khoản đem lại lợi nhuận 100% hay 1000% lợi nhuận.
Tập 98. 2 Loại Tài Sản Nên Tích Luỹ Trong Năm 2023 [4]
Định nghĩa về tiền: Tiền là công cụ dùng để trao đổi giá trị
Ta tạo được giá trị càng cao, thì càng có nhiều tiền. Hoặc tạo ra giá trị thấp, nhưng số lượng cần nhiều, cũng có nhiều tiền.
Vậy, để tạo ra giá trị, thì ta cần những gì? Ta cần có kiến thức và vốn
1. Kiến thức
Để tạo ra giá trị, ta buộc phải có kiến thức. Càng có nhiều kiến thức, khả năng tạo ra giá trị càng lớn. Kiến thức ở đây không giới hạn ở chuyên môn, mà còn ở thông tin, dữ liệu, mối quan hệ, …
Càng am hiểu và có nhiều thông tin về 1 lĩnh vực nào đó, thì từ từ, nó giúp ta nhận ra được những vấn đề chưa được giải quyết, bao nhiêu người đang cần nó ==> đây chính là cơ hội. Cũng chính kiến thức giúp ta tìm giải pháp. Khi có giải pháp, đây chính là lúc ta tạo ra giá trị và kiếm được tiền. Đây cũng là cách kiếm tiền lương thiện và bền vững nhất.
2. Vốn
Cần có vốn để hiện thực hóa ý tưởng của mình.
Trong giai đoạn chưa có thu nhập thụ động, phải dựa vào thu nhập chủ động như ở tập trước. Ngoài ra, nếu còn thời gian, có thể đi làm thêm việc khác hoặc trau dồi kiến thức
3. Quỹ thời gian để trau dồi kiến thức
Thời gian biểu phổ biến của người đi làm công ăn lương: 8 tiếng ngủ + 8 tiếng công việc chính + 2 tiếng di chuyển đi làm + 3 tiếng cho ăn uống và vệ sinh cá nhân = 21h ==> còn khoảng 3 tiếng rảnh.
3 tiếng rảnh này, đa số mọi người dùng nó và mục đích giải trí, cafe hoặc tiệc tùng. Vậy, muốn có thời gian để trau dồi và tích lũy kiến thức, xây dựng nguồn thu nhập khác, ta buộc phải cắt bỏ thời gian vui chơi, giải trí. ==> thật ra, thời gian của ta rất ít.
Khi ta trảnh được hoạt động vui chơi giải trí => tiết kiệm tiền + có thêm thời gian ==> tích lũy thêm kiến thức ==> tạo nhiều giá trị hơn => kiếm được nhiều tiền hơn.
Tập 99: 4 Cách Đầu Tư Để Xây Dựng Tự Do Tài Chính [5]
1. Gửi tiết kiệm
Chọn ngân hàng nào để gửi, để cân bằng giữa lãi suất và rủi ro? Chọn kỳ hạn bao nhiêu để tối ưu nhất, …
2. Bất động sản
Tập làm quen và tìm hiểu nhiều về bất động sản. Vd mục tiêu của mình là cho thuê, thì đối tượng cho thuê là ai, tiện ích xung quanh, giá cả từng khu vực, ….
3. Chứng khoán
Đằng sau 1 mã chứng khoán là doanh nghiệp đang hoạt động. Doanh nghiệp hoạt động tốt => chứng khoán doanh nghiệp đó sẽ đi lên. Và doanh nghiệp muốn tăng trưởng, phải tính bằng năm.
Biết các chiến lược đầu tư chứng khoán ,….
4. Đầu tư kinh doanh
Khó nhất.
Referene: