38. [Tóm tắt] Tự do tài chính - Hieu Nguyen
Bài này sẽ tóm tắt lại nội dung tôi thấy hay, quan trọng trong series Hành trình tự do tài chính của anh Hieu Nguyen. Mục đích dùng cho note cá nhân. Coi nguyên series tại link sau: https://www.youtube.com/watch?v=GlUvl-MWn6E&list=PL1bLXQ3Ow2laRk3IFEqbDLM_l6YHNPp8W&index=2
Phần 1: Giới thiệu về tự do tài chính
Trả lời 3 câu hỏi: nó là gì (What), tại sao phải làm nó (Why) và làm nó như thế nào (How).
Thông thường hành trình này tốn khoảng 10 năm hoặc lâu hơn, vì thế 2 câu hỏi What và Why trở nên rất quan trọng.
“Living a few years of your life like most people won’t.
So you can spend the rest of your life like most people can’t”
Nhớ rằng, trong hành trình này, ta vẫn có một cuộc sống chất lượng nhưng tiêu xài khoa học hơn, chứ không phải sống tằn tiện, sống khổ.
Tự do tài chính sẽ loại bỏ đi sức cản của đồng tiền, cho ta thêm 1 quyền được dừng lại, ko làm công việc hiện tại nữa. Điều này rất khó trong thực tế nếu nguồn thu nhập chính của ta vẫn đến từ công việc.
Tự do tài chính không có nghĩa là có thật nhiều tiền, vài chục triệu USD. Có cách tính 1 ngưỡng cho mỗi người.
Sống phóng khoáng khác với chi tiêu mất kiểm soát.
Có 3 mảng quan trọng với tác giả, nếu không có, hành trình này sẽ thất bại:
- Biết đủ: giúp hành trình này hạnh phúc hơn.
- Escape velocity (Vận tốc thoát, vận tốc cho phép tàu vũ trụ thắng được lực hút trái đất): ở đây, ý là một con số cụ thể để ta có thể thắng được sự ảnh hưởng của tiền bạc. Bởi nếu chỉ biết đủ, ta có thể dậm chân tại chỗ và đặt mình vào những rủi ro tài chính.
- Milestone (các mốc cụ thể): chia nhỏ thành những mốc khác nhau, dễ thấy và có động lực hơn.
Phần 2: Các bước của hành trình tự do tài chính
Tổng cộng có 12 bước và chia làm 4 giai đoạn. Hành trình này khá dài và cần phải kiên trì thực hiện.
Giai đoạn 1: Căng thẳng và bất an
Bước 1. Nợ nần
Với các bạn nước ngoài, thường sẽ có khoản nợ lớn là student loan từ chính phủ.
Bước 2. Ăn bám gia đình
Bước 3. Tự nuôi thân
Đã đi làm và có thể tự nuôi sống chính mình. Đại đa số bạn trẻ ở bước này.
Cảnh báo: có rất nhiều người sẽ dừng và sống hẳn ở bước này tới cuối đời.
Bước này sống theo kiểu làm tháng nào hết tháng đó. Và nếu có gì đột xuất xảy ra, rất khó để xoay sở. Thường sẽ sống trong trạng thái căng thẳng.
Giai đoạn 2: Theo dõi và hành động
Bước 4. Theo dõi chi tiêu
Tính toán được 2 con số quan trọng: mức chi tiêu tối thiểu và mức chi tiêu tiêu chuẩn.
2 số này sẽ được dùng để tính cho các mốc tiếp theo
Bước 5. Xóa nợ
Việc đầu tiên cần làm là triệt tiêu hết tất cả khoản nợ xấu đang có.
Cách lập ưu tiên khoản nợ, khoản nào xử lý trước, khoản nào xử lý sau và lộ trình xử lý từng khoản nợ.
Từ nay, không phải sống với áp lực nợ nần nữa => cuộc sống thoải mái hơn rất nhiều, đồng nghĩa với chất lượng sống tăng.
Bước 6. Setup dòng tiền
Nếu để tiền hết ở 1 chỗ, sẽ có rủi ro xài phạm vào khoản ta không nên xài, cũng như khó quản lý
Cách chia dòng tiền thành everyday account, saving account, emergency fund, rainy day fund, .. Tỉ lệ hợp lý cho từng loại.
Những tài khoản này như từng lớp bảo vệ cho chúng ta. Giúp ta loại bỏ cảm giác bất an về tài chính trong cuộc sống. Cũng như cung cấp đủ không-thời gian để ta phản ứng với biến cố bất ngờ.
Giai đoạn 3: Tích lũy và đầu tư
Xong giai đoạn 2, ta đã xây dựng vững chắc hậu phương, và giai đoạn 3 này, sẽ mang quân đi đánh nhau
Bước 7. Trương mục đầu tư
Xây dựng trương mục đầu tư và phương châm để quản lý trương mục này
Bước 8. Thu nhập thụ động (passive incomes)
Tạo ra thêm nhiều nguồn thu nhập thụ động khác. Step 7 và 8 luôn phải đi song song với nhau.
“Great wealth builders focus on both saving money and earning more”
Bước 9. Đầu tư
Sau một thời gian ở bước 7, 8, ta sẽ tích lũy được một nguồn vốn nhất định và bước sang bước 9: đầu tư
Cách chọn mô hình đầu tư và cách phân chia tỉ lệ đầu tư sao cho an toàn.
3 bước ở giai đoạn này có thể làm xen kẽ với nhau.
Bước này có thể kéo dài khá lâu
Giai đoạn 4: Tự do tài chính
Bước 10. Financial Security
Đạt được mức an toàn tài chính, đủ tiền đảm bảo cho mức sống cơ bản đến cuối đời.
Bước 11. Financial Independence
Mốc này ta có thể ngưng làm việc nhưng các nhu cầu về tiền vẫn được đảm bảo theo mức mà ta mong muốn.
Bước 12. Financial Freedom
Ở trạng thái này, ta tách hoàn toàn khỏi ảnh hưởng của tiền. Và tiền trở thành công cụ phục vụ cho các mục tiêu của chúng ta.
Phần 3: Chi tiết giai đoạn 1 Căng thẳng và bất an.
Bước 1: Nợ nần
Với người thân, bạn bè, việc không trả nợ đúng hạn hoặc khất dần hoặc trốn nợ, làm mất đi những thứ rất quý: uy tín, tư cách và những người thật sự tốt với mình.
Nói sơ về lãi suất tín dụng. Ở VN, thường rơi vào 2 - 4% / tháng, tương đương 24 - 48%/năm. So với lãi suất tiền gửi tiết kiện rơi vào khoảng 5 - 7%/năm hoặc khoảng 10-15% nếu đầu tư chứng khoán tốt.
Với tín dụng đen, lãi tính theo ngày.
Bước 2: Ăn bám gia đình Được phép sống trong giai đoạn này tới năm 18 tuổi, năm mà ta được phép đi làm. Nếu có đi học đại học, thì kéo dài thêm 4-5 năm nữa.
Tuy nhiên ở giai đoạn đại học, cũng nên giảm sự phụ thuộc vào gia đình. Nên đi làm thêm để tự kiếm thêm thu nhập và quan trọng hơn, khi đi làm, ta mới biết quý trọng đồng tiền
Đi làm (không nên quá để ý về lương) -> thấy kiếm tiền khó, tiêu tiền dễ -> quý trọng đồng tiền -> những nhận thức đầu tiên về tiền -> có lợi cho hành trình tài chính sau này.
Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn nên tập trung học.
Bước 3: Tự nuôi bản thân.
Giai đoạn này rất quan trọng vì nó giải phóng ta khỏi sự phụ thuộc vào bên ngoài. Ta có thể tự nuôi sống ta.
Rủi ro, có thể đẩy ngược về bước 2 hoặc 1: không biết cách quản lý chi tiêu, sa đà vào những thứ không tốt, thêm tâm lý đã đi làm, không muốn xin tiền gia đình và có thể tự trả được -> mượn nợ -> dễ rớt ngược lại trạng thái nợ nần.
Việc sống tháng lương nào, hết tháng lương đó, rất hạn chế sự phát triển của chúng ta.
Phần 4: Giai đoạn 2 Theo dõi và hành động (tâm huyết nhất của tác giả)
Bước 4: Theo dõi chi tiêu
Bước này rất quan trọng. Ghi nhận lại tất cả chi tiêu của mình. Mỗi khi thực hiện thanh toán thì ghi chú lại vào note. Đến cuối ngày, lập ra 1 bảng excel với 4 cột: Ngày, Must Have, Nice to Have và Wasted. Dòng là những hạng mục chi (xếp theo categories). Cuối ngày sẽ ghi lại vào bảng excel này.
Thực hiện việc này trong 1 khoảng thời gian, ít nhất là 1 tháng, lý tưởng là vài tháng. Vì có 1 số chi tiêu bất thường.
- Mức chi tiêu tối thiểu: tổng ở cột MUST HAVE
- Mức chi tiêu tiêu chuẩn: MUST HAVE + NICE TO HAVE
Sheet trên gọi là Tổng chi tiêu. Ngoài ra lập thêm sheet Tổng thu nhập (sau thuế) ==> Đây là bảng cân đối thu chi
Bước 5: Xóa nợ
Trong giai đoạn này, chỉ sống trong mức chi tiêu tối thiểu. Khá dài và khó.
Đảo chiều tích lũy: tích lũy ngay khi nhận lương, chứ không phải xài xong, còn bao nhiêu thì mang đi tích lũy. Và tốt nhất là dùng 2 toàn khoản khác nhau, để không xài lậm vào.
Bỏ thói quen cà thẻ tin dụng thiếu kiểm soát.
Cách xử lý khoản nợ: Xử lý phần nợ nào có lãi suất cao nhất. (xã hội đen -> tín dụng -> bạn bè -> người thân)
Cứ tiếp tục như vậy cho tới khi không còn nợ xấu nữa. Không còn lãng phí tiền cho lãi suất.
Bước 6: Setup dòng tiền và tích lũy Cần setup 4 tài khoản
- Everyday account: nhận lương + dùng hằng ngày
- Emergency fund: chỉ được dùng trong trường hợp nguy cấp, ngoài dự kiến (vd công ty giải thể, bệnh tật, …). Chỉ sử dụng trong trường hợp bắt buộc phải dùng. Target khoảng 6 - 12 tháng chi tiêu tối thiểu.
- Sinking/Rainy day fund: dùng cho khoản chi tiêu có dự kiến, trong kế hoạch, cần chi trong dài hạn. Target có thể tùy theo kế hoạch hoặc 3-6 tháng chi tiêu tối thiểu. Sau khi chi xong trong tài khoản này, phải bơm đầy trở lại.
- Invesment account: không có target, túi không đáy. Dùng cho đầu tư như stock, bond, real estate, …
Khi có một khoản tiền nào đó ngoài lương, phải chuyển ngay vào tài khoản tích lũy, tránh xài.
Nếu có tăng lương, thì vẫn giữ mức chi tiêu như cũ.
Hằng năm, sẽ review lại mức chi tiêu tối thiểu, xem có phù hợp hay không, so sánh với lạm phát và nhu cầu bản thân.
Với việc thiết lập như vầy, ta có nhiều lớp bảo vệ và không còn quá phụ thuộc vào việc nhận lương hằng tháng. Giả sử đã quá chán công việc hiện tại, vẫn có thể nghỉ và bỏ ra vài tháng để tìm việc. Ta được tự do hơn, chất lượng sống tốt hơn.
Phần 5: Một số phương pháp đầu tư
Mục tiêu: gợi mở một số ý tưởng để bắt đầu đầu tư
Nguyên tắc: high risk, high return.
Kênh 1: gửi tiết kiệm
Rủi ro thấp, đặc biệt là khi gửi ngân hàng lớn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận cũng thấp, khoảng 4 - 6% tại thời điểm 2022.
Chú ý mốc này, vì nó cũng là chỉ số để đánh giá các hoạt động đầu tư sau này.
Ví dụ: mở 1 quán cà phê, vất cả cả năm nhưng lợi nhuận chỉ 10%/năm -> hoạt động này không hiệu quả. Vì chỉ gửi ngân hàng thôi đã được 5% rồi.
Chú ý thêm rằng, ngoài lãi suất tiền gửi, nên chú ý thêm lãi suất cho vay doanh nghiệp. Vd, lãi suất cho vay doanh nghiệp khoảng 9%, nhưng một số dự án hứa hẹn lãi suất sinh lời tới vài chục % -> phải đặt câu hỏi, nếu vậy tại sao họ không đi vay ngân hàng, mà lại huy động vốn cá nhân. Nếu không tìm được lời giải thích hợp lý, nên tránh xa những dự án đầu tư như vậy, vì 90% là lừa đảo.
Kênh 2: Đầu tư địa ốc
VN là nước đang phát triển nên thị trường địa ốc còn tăng trưởng nhiều. Có một số hạn chế như:
- Thiếu thông tin, data thiếu tính chính xác để ra quyết định
- Lãi suất cho vay mùa nhà ở VN khá cao.
Kênh 3: Thị trường chứng khoán
Phải phân biệt rõ giữa đầu tư và hoạt động buôn bán cổ phiếu. (invest vs stock trading). Một số hoạt động cơ bản: báo cáo tài chính, nợ xấu, nợ tốt, … mục đích hiểu sâu công ty càng nhiều càng tốt. Xem xét tình hình thị trường, giá trị công ty, khả năng phát triển trong tương lai, ban lãnh đạo công ty đó như thế nào (rất quan trọng với tác giả). Thường là sẽ đầu tư dài hạn.
Một số dạng đầu tư: mutal fund, index fund, ETF
Trong dài hạn, index fund và ETF không quá khác nhau. Ý chính là nhờ những chuyên gia đầu tư hộ. Họ sẽ theo dõi nhiều chỉ số khác nhau, đa dạng hóa để tăng tính an toàn cho quỹ này. Trong dài hạn, index fund hoặc ETF có xu hướng vượt qua mutal fund về lợi nhuận. Đây là 1 kênh đầu tư hiệu quả cho những người không chuyên.
Chia nguồn tiền thành nhiều loại khác nhau. Khoản nào muốn an toàn và dài hạn thì bỏ vào index fund hoặc ETF. Khoản nào chấp nhận rủi ro nhiều hơn thì bỏ vào công ty, … Mấu chốt là phân chia các khoản này ở 1 tỉ lệ hợp lý
Kênh 4: đầu tư trực tiếp vào business
Góp vốn để mở shop quần áo, quán cà phê, …
Kênh 5: tìm kiếm thêm các khoản thu nhập khác, đặc biệt là thu nhập thụ động.
Vd cho thuê nhà, thuê xe, ….
Với thu nhập chủ động, ta đổi thời gian và công sức để lấy tiền. Đây là những thứ bị giới hạn. Với thu nhập thụ động rất quan trọng, ta ko bị phụ thuộc vào 2 thứ đó, nên số lượng thu nhập thụ động là không giới hạn.
Càng nhiều dạng thu nhập thụ động, càng nhiều tiền để đầu tư -> lại càng tạo ra nhiều nguồn thu nhập thụ động. Cứ lặp lại như vậy
Phần 6: Một số ngưỡng tự do tài chính
An toàn tài chính
Cột mốc: chi tiêu tối thiểu hàng tháng * 12 * 25 lần
Công thức 4%: cứ rút 4% mỗi năm, thì có khoảng 30 năm để rút.
Nếu nghỉ hưu hơn 30 năm thì sao? Thường thì khi đến mốc này, những khoản đầu tư trước đó vẫn tạo ra thêm tiền cho họ. Nó như 1 cột mốc nhỏ trên đoạn đường tự do tài chính.
Độc lập tài chính
Cột mốc: chi tiêu tiêu chuẩn hàng tháng * 12 * 25
Tự do tài chính
Không có cột mốc cố định, nó liên quan đến mindset hơn. Loại sự ảnh hưởng của tiền trong cuộc sống.
Có nhiều người vượt rất xa mốc Độc lập tài chính, nhưng lại không có được Tự do tài chính, vì họ vẫn chưa thoát khỏi sự lệ thuộc vào tiền. Vẫn dành nhiều thời gian cho tiền bạc, kể cả đó là đi … thu tiền.